Những việc cần thực hiện ngay sau khi thành lập công ty

1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập.

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán;
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
  • Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.

Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

➨ Về hồ sơ khai thuế ban đầu

Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau. 

Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài cụ thể theo bảng sau:

Mức phạt chậm nộp tờ khai Số ngày chậm nộp tờ khai
Phạt cảnh cáo (Nếu có tình tiết giảm nhẹ) 1 – 5 ngày
400.000đ – 1.000.000đ  1 – 10 ngày
800.000đ – 2.000.000đ 10 – 20 ngày
1.200.000đ – 3.000.000đ 20 – 30 ngày
1.600.000đ – 4.000.000đ 30 – 40 ngày
2.000.000đ – 5.000.000đ 40 – 90 ngày

Công thức tính mức phạt chậm nộp tiền lệ phí môn bài theo Thông tư 130/2016/TT-BTC như sau:

Số tiền phạt chậm nộp = Mức lệ phí môn bài x 0.03% x Số ngày chậm nộp

➨ Về quy định miễn lệ phí môn bài

Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

➨ Đối với doanh nghiệp thành lập trước 25/02/2020

Thời hạn nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh được thể hiện tại mục “Thông tin đăng ký thuế” của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

➨ Về ngày bắt đầu hoạt động

Nếu doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng thì nên đăng ký ngày bắt đầu hoạt động là ngày đầu của tháng sau để giảm bớt hồ sơ và các thủ tục liên quan đến thuế.

———-

Ngoài những thông tin trên, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về thuế cho doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc, chẳng hạn:

2. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là việc mà doanh nghiệp phải làm.

Sau khi mở tài khoản, trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch.

1 tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho 1 doanh nghiệp, nhưng 1 doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp chọn lựa). 

Theo đó, 3 ngân hàng lớn, uy tín mà Anpha đang liên kết là Vietcombank, Vietinbank và UOB. Tất cả những khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Anpha đều được hỗ trợ miễn phí thủ tục mở tài khoản ngân hàng.

3. Mua chữ ký số

Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu.

Tương tự như tài khoản ngân hàng, 1 doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng 1 chữ ký số chỉ dùng cho 1 doanh nghiệp.

Để có thể sử dụng, sau khi doanh nghiệp mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA… thì phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận. Hiện tại, Viettel là nhà mạng cung cấp dịch vụ chữ ký số ổn định nhất, với 3 gói:

Gói/Thời hạn Giá
1 năm 1.350.000 đồng
2 năm 1.900.000 đồng
3 năm 2.100.000 đồng

(*) Giá đã chiết khấu so với giá gốc trên hóa đơn.

4. Treo bảng hiệu công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. 

Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Để không phải mất thời gian làm việc với nhiều đơn vị, sau khi sử dụng dịch vụ thành lập tại Anpha, bạn có thể sử dụng dịch vụ làm bảng hiệu chất liệu mica tốt, với chi phí chỉ 200.000 đồng/bảng hiệu.

5. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hiện nay, tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.

Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ hóa đơn điện tử Easyinvoice, SInvoice Viettel và Mobiphone Invoice tại Kế toán Anpha tại bài viết: Bảng giá hóa đơn điện tử toàn quốc.

Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử Chi phí đã bao gồm VAT (*)
Easyinvoice Từ 325.000 đồng
SInvoice Viettel Từ 143.000 đồng
Mobiphone Invoice Từ 270.000 đồng

(*) Giá chưa bao gồm 500.000 đồng phí khởi tạo lần đầu.

6. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

7. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

➨ Đối với chế độ bảo hiểm cho người lao động

Tham gia bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy vậy, với hầu hết doanh nghiệp vừa thành lập thì đây lại là vấn đề hay bị thiếu sót.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

➨ Đối với các vấn đề về thuế

Các loại thuế như: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa mới thành lập hay có kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất nhằm tối ưu thời gian và chi phí. 

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
0909 756 856
0909756856